Để so sánh gỗ hương và gỗ gụ, hai loại gỗ này đều có chất lượng tốt, gỗ gụ có độ bền cao và gỗ hương thì có màu sắc thẩm mỹ đẹp và cả hai loại đều được xếp vào nhóm I, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Vậy nhưng trong hai loại gỗ đó gỗ nào tốt hơn, khi nào dùng gỗ hương, khi nào ưu tiên gỗ gụ…Tất cả những thắc mắc đó sẽ được Tân Minh Chính giải đáp trong bài viết sau đây.
Hình ảnh: Gỗ hương – So sánh gỗ hương và gỗ gụ loại nào tốt hơn ?
Hình ảnh: Gỗ gụ – So sánh gỗ gụ và gỗ hương loại nào tốt hơn ?
Đôi nét về gỗ hương và gỗ gụ
– Gỗ hương
Gỗ hương là loại gỗ quen thuộc ở nước ta chúng được sử dụng phổ biến để chế tác đồ nội thất gỗ, đồ phòng thờ, đồ mỹ nghệ. Loại gỗ này được xếp vào nhóm 1 nhóm đắt đỏ và quý hiếm nhất trong các loại gỗ.
Gỗ hương
(gỗ hương nguyên khối)
Sở dĩ gỗ hương được đánh giá cao bởi không chỉ có chất lượng gỗ tốt, không cong vênh mối mọt lại có thể sử dụng được trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Gỗ hương có vân gỗ và màu sắc đẹp và đặc biệt mùi hương dễ chịu.
Khi gỗ còn non thì có màu đỏ nhạt hay vàng nhưng gỗ càng già càng nhiều năm tuổi thì càng có màu đỏ đậm rất đẹp. Đường vân gỗ đều, tom gỗ bóng mịn, gỗ chắc nên khi cầm có cảm giác nặng và cứng.
Gỗ hương có nhiều loại, mỗi loại có một đặc tính riêng. Trong đó, có giá trị kinh tế cao nhất là gỗ hương đỏ. Loại này có vân đẹp và vì đắt nên nó chủ yếu được sử dụng làm đồ mỹ nghệ.
Gỗ hương đỏ
(màu đỏ đậm có nhiều vân, đường vân nổi như mây rất đẹp)
Ngoài gỗ hương đỏ còn có gỗ hương đá với đặc trưng màu đỏ nhạt và vân giống với đá quý. Thêm nữa trong phân chia còn có thêm :Gỗ hương lào, gỗ hương vân, gỗ nu hương, gỗ hương nam phi, gỗ hương xám và gỗ hương huyết.
Gỗ hương đá
(có nhiều vân nổi như đá quý)
Gỗ hương lào
(có nhiều vân, thớ gỗ mịn, đều màu rất đẹp)
Gỗ hương vân
(gỗ có nhiều vân nổi bật tự nhiên)
Gỗ nu hương
(có nhiều vân chun xoáy rất đẹp)
Gỗ hương nam phi
(gỗ có nhiều vân rất đẹp)
Gỗ hương xám
(có nhiều vân màu xám)
Gỗ hương huyết
(gỗ có màu đỏ như máu)
Gỗ hương có giá khá đắt, tuy nhiên, giá cụ thể tùy thuộc vào chất lượng và loại gỗ. Được biết gỗ xẻ đường kính trên 30 cm , chiều dài 1 – 3 m có giá từ 20 – 35 triệu đồng .
– Gỗ gụ
Đây cũng là loại gỗ hiếm được liệt vào sách đỏ và cần được bảo tồn bởi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Vào thời điểm này gỗ gụ rất khan hiếm , chỉ còn lại số lượng rất nhỏ ở các rừng sâu.
Gỗ gụ
(gỗ gụ nguyên khối)
Gỗ gụ chắc chắn vì thế có trọng lượng nặng hơn nhiều các loại gỗ khác. Gỗ bền ít cong vênh, mối mọt . Ngoài ra, khi nói về đặc điểm của gỗ gụ thì không thể bỏ qua màu sắc.
Gỗ gụ khi mới khai thác thường có màu vàng, để lâu thường có màu nâu đỏ, nâu đậm tùy độ tuổi. Thớ gỗ mịn. Vân đẹp, bắt mắt với hình dáng như hoa. Gỗ có mùi chua chứ không thơm như gỗ hương nhưng cũng không hăng.
Gỗ gụ có nhiều loại được phân biệt dựa vào nguồn gốc xuất xứ. Trong đó phổ biến là: gỗ gụ ta, gỗ gụ Lào, gỗ gụ Mật, gỗ gụ Nam Phi.
Gỗ gụ ta
(gỗ có nhiều vân nổi tự nhiên, chất gỗ mịn và đanh chắc cứng như thép, độ bền cao)
Gỗ gụ lào
(gỗ có nhiều vân nổi rất đẹp)
Gỗ gụ mật
(có nhiều vân, chất gỗ chắc, trọng lương của gỗ rất nặng, màu sắc nâu nhạt)
Gỗ gụ nam phi
(vân nhiều thắng chất gỗ nuột bóng mịn)
Bởi chất lượng tốt nên gỗ gụ cũng được ứng dụng trong mọi lĩnh vực từ nội thất đến cầu thang, sàn nhà, đồ thờ bàn thờ, đồ mỹ nghệ…
Tốt và quý hiếm nên giá gỗ gụ khá đắt. Giá gỗ tùy thuộc vào khối lượng của từng khúc gỗ lớn hay nhỏ. Thông thường 1 m3 gỗ gụ cũng có giá khoảng 29 – 38 triệu đồng, tùy chất lượng, đường kính.
Phân biệt gỗ hương và gỗ gụ
Để nhận biết gỗ hương và gỗ gụ không quá khó. Chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm bên ngoài để nhận dạng:
- Về màu sắc gỗ hương có màu đỏ hoặc vàng bắt mắt. Trong khi đó, màu của gỗ gụ là vàng, nếu để lâu thì chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu đậm.
- Về mùi hương: gỗ hương đặc trưng bởi mùi hương dịu nhẹ dễ chịu. Trong khi đó gỗ gụ có mùi chua, không hăng. Đặc điểm này có thể giúp chúng ta nhận biết gỗ thô dễ dàng.
- Ngoài ra, còn có một cách nhận biết gỗ hương đó là ngâm nó vào nước thì sẽ có màu xanh với hương đỏ và chuyển thành màu xám đấy là hương đá.
- Đối với những thành phẩm từ gỗ này thì khách hàng có thể dựa vào trọng lượng để phân biệt. Gỗ gụ sẽ nặng hơn so với gỗ hương.
Gỗ hương và gỗ gụ loại nào tốt hơn?
Đây đều là những loại gỗ nhóm một đảm bảo chất lượng nên gỗ nào cũng tốt. Tuy nhiên theo phân tích và đánh giá khách quan để so sánh gỗ hương và gỗ gụ, thì gỗ hương tốt hơn không chỉ bởi chất lượng mà còn ở giá trị thẩm mỹ.
Và trên thực tế, giá thành gỗ hương đắt hơn giá thành gỗ gụ. Bởi thế, chúng ta cũng cần cân nhắc đến nhu câu sử dụng, khả năng tài chính để chọn loại gỗ phù hợp.
Thực ra đối với những loại đồ nội thất thông thường thì gỗ gụ cũng đã có độ bền cũng đã lên tới nhiều năm. Vì thế nó phù hợp với những người có túi tiền vừa phải thiên về giá trị sử dụng hơn giá trị thẩm mỹ.
Còn nếu bạn là dân chơi gỗ hay giới nhà giàu cao cấp đương nhiên nên ưu tiên gỗ hương. Giá thành đắt hơn nhưng gỗ hương đẹp và thể hiện đẳng cấp khác biệt hơn.
Nên mua bàn thờ gỗ hương hay gỗ gụ
Cả gỗ hương và gỗ gụ đều được sử dụng để làm bàn thờ. Bởi đây là những loại gỗ tốt phù hợp với những chốn linh thiêng thờ cúng. Khách hàng có thể hoàn toàn an tâm là bàn thờ gỗ nào cũng tốt, đảm bảo chất lượng.
Mẫu bàn thờ gia tiên
Tân Minh Chính lựa chọn nguyên liệu kỹ càng, xử lý theo đúng quy trình, bảo đảm không mối mọt độ bền vượt thời gian. Vì thế, nếu bạn không có nhiều kinh phí hoàn toàn có thể lựa chọn chiếc bàn thờ gỗ gụ. Còn bạn có tiền và muốn một sản phẩm hoàn hảo về mọi mặt thì lựa chọn bàn thờ gỗ hương là phương án tối ưu.
Trên đây là những phân tích so sánh cũng như đánh giá của chúng tôi về hai loại gỗ hương và gỗ gụ. Khách quan nhìn nhận gỗ hương được đánh giá cao hơn mọi mặt, nhưng để lựa chọn bạn còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố như túi tiền mục đích sử dụng.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết nên chọn loại gỗ nào thì đừng ngần ngại gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn 0913455880 Bạn ở trên địa bàn Hà Nội có thể đến trực tiếp tại:
- VPGD: Vinhomes Thăng Long, Nam An Khánh Hà Nội
- Xưởng sx 1: KCN làng nghề Canh Nậu, đường 420, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Xưởng sx 2: Làng nghề gồ gỗ mỹ nghệ thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
- Xưởng sx 3: Thôn 4, Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội