Gỗ gụ là gì ? Gỗ gụ và điều nên biết, gỗ có mấy loại, gỗ thường được ứng dụng phổ biến để làm ra các đồ dùng trong gia đình hay đồ thờ, bàn thờ… Người Việt có lẽ ai cũng đã đôi ba lần được nghe tới hay sờ vào gỗ gụ. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều thông tin về loại gỗ này mà chắc hẳn nhiều người chưa biết tới.
Gỗ gụ là gì?
Gỗ gụ hay còn được gọi bằng nhiều tên địa phương khác như” gỗ sương, gụ hương, gụ lau…. Nó có tên khoa học là Sindora tonkinensis. Gỗ được lấy từ cây gụ.
Gỗ gụ
Cây gụ có thân hình to lớn, cây cao tới 20-30m, đường kính lên đến 0,8m. Lá có hình bầu dục. Hiện nay, cây gụ là một trong những loại thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo tồn. Ở nước ta gỗ gụ chỉ có ở trong rừng già sâu.
Cây gụ sinh sống tốt ở những vùng rừng rậm nhiệt đới, những nơi ẩm nhưng không úng. Gỗ gụ thường sống ở nơi có độ cao không quá 700m so với mực nước biển.
Đặc điểm của gỗ gụ
Gỗ gụ và điều nên biết. Gỗ được xếp vào nhóm I, nhóm quý hiếm theo nghị định số 18 HĐBT ngày 17/1/1992. Khi xẻ ra gỗ gụ có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng và sau một thời gian thì chuyển sang màu nâu thẫm. Vân gỗ mịn và đẹp thớ thẳng. Vân gỗ có hình dáng như bông hoa rất đẹp mắt.
Gỗ chắc nên có trọng lượng nặng khi ngửi nó có mùi hơi chua nhưng không hăng. Là gỗ loại 1 nên nó bền đẹp, ít cong vênh, mối mọt và có thể chịu được tác động ngoại lực bên ngoài cũng như ít bị cong vênh. Gỗ có tuổi thọ cao, bền lâu.
Có mấy loại gỗ gụ?
Việc phân loại gỗ gụ và những điều cần biết. Gỗ gụ được dựa trên nguồn gốc xuất xứ của nơi người ta lấy gỗ về. Trong đó sẽ có một số loại tiêu biểu sau đây:
- Gỗ gụ và điều nên biết. Gụ ta: là loại gỗ được lấy ở rừng của nước ta. Gỗ được phân bố ở nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Đây là loại gỗ hiếm, tấm gỗ nhìn mịn màng nên rất được ưa chuộng.
Gỗ gụ ta
- Gỗ gụ và điều nên biết. Gụ mật: là loại gỗ được trồng ở một số tỉnh như Gia Lai và ở Lào. Gỗ có màu nâu đen, lúc mới xẻ ra thường có màu vàng nâu nhưng sau đó thẫm dần lại và càng để lâu càng thẫm và bóng như mật ong.
Gỗ gụ mật
- Gỗ Gụ Lào: Gỗ ở Lào được nhập khẩu về nước ta
Gỗ gụ lào
- Gỗ gụ và điều nên biết. Gụ Nam Phi: là gỗ được lấy từ Nam Phi nhập khẩu vào Việt Nam. Gỗ này có màu hồng nhạt và nâu đỏ đậm, đôi khi có những vệt màu nâu đỏ. Gỗ càng già màu sắc sẽ càng đậm hơn. Vẫn gỗ thẳng đan xen vào nhau trông đẹp mắt.
Gỗ gụ nam phi
Gỗ gụ có tốt không?
Đối với những người làm trong nghề hoặc tìm hiểu nhiều về gỗ chắc hẳn đã nắm khá rõ về đặc điểm cũng như chất lượng gỗ gụ và điều nên biết . Bởi là loại gỗ quý hiếm được xếp vào nhóm 1 nên đây là loại gỗ có chất lượng tốt và giá cả khá đắt đỏ. Tuổi thọ của gỗ gọi lên tới 100 tuổi, nó chắc và chịu ngoại lực tốt lại ít cong vênh, mối mọt.
Không chỉ bền với đường vân đẹp và bề mặt mịn, bóng, gỗ gụ nhìn chung khá đẹp mắt. Hơn nữa, nhờ sở hữu đường kính lớn nên việc thiết kế sản phẩm cũng khá dễ dàng. Gỗ mịn nên cũng dễ đánh bóng, làm đẹp.
Tuy nhiên, gỗ gụ cũng có một số nhược điểm như giá thành đắt đỏ. Giá thành đặt một phần đến từ chất lượng gỗ tốt phần khác là do loại gỗ này khá khan hiếm. Gỗ sinh trưởng chậm nên có trồng cũng chậm thu hoạch.
Cách nhận biết gỗ gụ
Với những người làm nghề mộc thì việc nhận biết gỗ gụ khá dễ dàng. Chỉ cần nhìn qua về màu sắc hay ngửi qua mùi là họ đã nhận biết. Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm có thể nhận biết gỗ gụ qua một số đặc điểm sau:
- Gỗ gụ và điều nên biết. Gỗ có màu vàng, để lâu thì chuyển sang màu nâu đậm hoặc nâu đỏ.
- Khi ngửi gần gỗ có mùi chua nhưng không hăng
- Loại gỗ này nặng hơn nhiều so với gỗ thông thường
Ngoài ra, có một cách nhận biết đơn giản hơn đó là bạn lấy một mẫu gỗ nhỏ ngâm vào nước vôi trong, gỗ sẽ chuyển sang màu đen như gỗ cũ. Thời gian gần đây có một số loại gỗ Châu Phi được nhập sang Việt Nam có màu sắc cũng như thớ gỗ giống hệt gỗ gụ. Nếu bằng mắt thường chúng ta khó nhận biết. Nhưng khi thả vào nước vôi trong chỉ có gỗ gụ mới đổi màu như trên. Cũng từ đặc tính này mà người ta dùng nước vôi trong để đổi màu cho gỗ gụ. Điều này giúp hình thành những màu sắc mới độc đáo.
Còn với những sản phẩm đã hoàn thiện rồi sẽ khó áp dụng cách này thì chúng ta lại dựa vào những đặc điểm nói trên. Chúng ta ngửi mùi để biệt hoặc nhìn vào mặt sau của sản phẩm thường vẫn còn để gỗ mộc để đoán màu sắc. Thông thường với gỗ Châu Phi thì sau khi để một thời gian gỗ sẽ nhẹ đi còn với gỗ gụ thì không nhẹ hơn là bao. Gỗ gụ tốt thì sau một thời gian sẽ chuyển sang màu đen.
Ứng dụng của gỗ gụ
Gỗ gụ bền, đẹp lại có đường kính lớn, dễ chế tác nên được ứng dụng khá rộng rãi.
- Gỗ gụ dùng làm đồ mỹ nghệ cao cấp
- Gỗ gụ dùng trong xây dựng
- Gỗ gụ dùng để đóng thuyền
- Gỗ gụ dùng để đóng đồ nội thất: sập, tủ chè, bàn ghế…
Gỗ gụ cũng được sử dụng để làm làm bàn thờ và các thứ đồ thờ cúng khác. Hiện tại Tân Minh Chính có đa dạng các loại bàn thờ được làm bằng gỗ gụ. Sản phẩm có kích thước, mẫu mã và giá cả đa dạng nhưng tất cả đều đáp ứng tiêu chí về chất lượng và thẩm mỹ.Sản phẩm: Bàn thờ gỗ gụ
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại đây
Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về gỗ gụ và bàn thờ gỗ gụ có thể xem tại đây hoặc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được cung cấp thông tin.
Khách hàng ở Hà Nội có thể ghé trực tiếp cửa hàng hoặc xưởng để quan:
- Xưởng sx 1: KCN làng nghề Canh Nậu, đường 420, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Xường sx 2: Làng nghề gồ gỗ mỹ nghệ thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
- Xường sx 3: Thôn 4, Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội
Nếu bạn ở xa đừng ngại để lại số điện thoại hoặc liên hệ hotline 0913455880 để đặt hàng từ xa.