Nội thất được làm bằng gỗ sồi đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Bởi thế, thông tin về loại gỗ này cũng rất được quan tâm, Tân Minh Chính sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về gỗ sồi. Chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc đó.
Gỗ sồi là gì ?
Gỗ sồi được lấy từ cây sồi có tên khoa học là OakWood. Sồi thường phân bố chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng thường cao từ 19,5 đến khoảng 26.5m và thường được khai thác khi cây có tuổi thọ 80 tuổi.
Cây sồi có thể sống ở những vùng khô cằn sỏi đá nghèo dinh dưỡng và không sống được ở vùng đất trũng không thoát nước. Thậm chỉ ở vùng có phủ lớp băng tuyết trên mặt đất cây sồi vẫn sinh trưởng được. Nó có thể sống ở nơi có nhiệt độ từ 7-21 độ. Bởi vậy mà ở Việt Nam hiếm có loại gỗ này.
Gỗ sồi ở nước ta hiện nay chủ yếu được nhập khẩu tư Anh, Nga, Thủy Điển. Vì vậy, đây là loại gỗ nhập ngoại chứ hiếm có nguồn gốc từ nước ta. Bắc Mỹ là khu vực có số lượng gỗ sồi nhiều nhất thế giới.
Nếu xét về nhóm thì gỗ sồi chỉ đứng ở nhóm VII. Bởi loại gỗ này có trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, gỗ này cũng dễ thi công và kết cấu chúng khá bền vững nên vẫn đảm bảo chất lượng.
Gỗ sồi thường có màu nâu trắng. Phần rác có màu nâu vàng nhạt còn phần tâm gỗ có màu nâu nhạt tới nâu đậm. Vẫn gỗ to, dài và thẳng, tom gỗ rất đẹp. Gỗ sồi có mức giá vừa phải, chất lượng tốt lại dễ vận chuyển và chế tác vì thế ở Châu Âu nó được sử dụng rất phổ biến, ở Việt Nam cũng ngày càng nhiều người yêu thích các thứ nội thất được làm bằng gỗ sồi.
Gỗ sồi có mấy loại ?
Như đã nói ở trên gỗ sồi có kết cấu vững chắc nhưng trọng lượng nó nhẹ. Xét về chất lượng gỗ sồi tốt, gỗ có cấu trúc dạng chai. Các phần từ gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên sự chắc chắn. Gỗ không bị thấm nước, chịu được lực và không bị mối mọt sau thời gian dài sử dụng. Gỗ chịu lực tốt, xét về độ bám ốc đinh cũng tốt.
Về thẩm mỹ, gỗ sồi cũng được xem là khá đẹp. Màu sắc tự nhiên khá bắt mắt, vân gỗ đẹp. Gỗ cũng dễ nhuộn và đánh bóng. Bề mặt gỗ sồi mịn, thớ vân đẹp, nhất là với những cây sồi trên 80 tuổi.
Tuy nhiên, gỗ sồi cũng có các nhược điểm như: gỗ sồi chậm khô, khi phơi khô nó dễ bị nứt hoặc cong vênh. Khi ngấm nước hoặc không khí có độ ẩm cao gỗ cũng nở mạnh.
Xung quanh việc phân loại và giải đáp về gỗ sồi vẫn còn có nhiều ý kiến. Người ta có thể phân loại dựa vào nguồn gốc xuất xứ. Chẳng hạn như gỗ sồi Nga và gỗ sồi Mỹ. Ngoài ra, còn có cách phân biệt khác thì phân ra gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ. Chúng tôi sẽ đi sâu vào cách phân loại này vì chùng phổ biến ở Việt Nam
Gỗ sồi trắng:
Tâm gỗ màu nhạt đến nâu đậm. Gỗ này cứng và nặng. giải đáp về gỗ sồi trắng theo phân tích. Gỗ sồi trắng có vân gỗ thẳng và dài hơn so với sồi đỏ. Chúng có hàm lượng ta min cao hơn nên khả năng chống sâu mọt tốt hơn. Bởi thế, chúng được sử dụng phổ biến để đóng thuyền và sử dụng cho các dự án ngoài trời. Sồi trắng có mùi dễ chịu, dễ lau chùi, dễ dính keo. Nó có cấu trúc tom gỗ rất mau, vân đẹp rõ ràng, biên độ vân hẹp nên sồi trắng cho ra những sản phẩm rất đẹp với những nét riêng.
Gỗ sồi trắng
Gỗ sồi đỏ:
có tâm màu hồng còn dát màu trắng đến nâu. Gỗ này có độ chịu nén cao còn độ chắc trung bình. Sồi đỏ có khoảng 8 loại và được phân bố chủ yếu ở miền đông nước Mỹ. Sồi đỏ có khả năng tạo hình tốt. Nó có màu phớt hồng đặc trưng, khối lượng nhẹ hơn sồi trắng.
Gỗ sồi đỏ
Giải đáp về gỗ sồi đỏ, loại gỗ này không có cấu trúc chắc chắn như sồi trắng nên khi làm thùng đựng rượu thường bị rò ra ngoài. Tuy nhiên, sồi này lại ít mục rữa thối nát nên được sử dụng làm các thứ đồ trang trí, nội thất…. Cả hai loại gỗ đều có khả năng chống trầy xước và vết lõm và kháng sâu mọt nhưng độ chịu lực nén chỉ ở mức trung bình và độ chắc không cao. Tuy nhiên, sồi trắng vẫn được sử dụng nhiều hơn sồi đỏ.
Làm thế nào để nhận biết gỗ sồi
Để nhận biết va gỗ sồi cũng không phải là quá khó. Chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm đặc trưng đã nói ở trên
- Gỗ sồi đỏ: phần rác gỗ thường có màu trắng sau đó chuyển sang nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng, thớ gỗ thắng và thường có vân đậm hơn ở giữa tom gỗ
- Gỗ sồi trắng : phần rác từ màu nhạt, tâm từ nâu nhạt đến nâu đậm. Vân gỗ to và dài.
Một số người nhầm lẫn gỗ sồi và gỗ tần bi nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy sự khác biệt. Gỗ sồi có màu tối hơn gỗ tần bi, tom gỗ sọc và mịn hơn. Ngoài ra, sồi có nhiều vân nhỏ màu sậm xen giữa thớ màu sáng có hình như giọt mưa.
Ứng dụng của gỗ sồi là gì?
Giải đáp về gỗ sồi và ứng dụng của gỗ trong trang trí nội thất. Gỗ sồi được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Sồi trắng liên kết tế bào chặt chẽ nên được dùng để làm đồ nội, ngoài thất, cửa, cổng, thùng đựng rượu, đóng thuyền…
Sồi đỏ có giá rẻ hơn nên chủ yếu dùng làm đồ nội thất trong nhà như bàn ghế, tủ, giường.
Gỗ sồi cũng được sử dụng phổ bến để làm bàn thờ. Loại gỗ này chất lượng khá tốt lại có giá thành vừa phải và đặc biệt là dễ chế tác. Bàn thờ gỗ sồi được ưa chuộng bởi chất lượng mẫu mã đẹp và giá thành lại vừa phải hơn gỗ hương, gỗ gụ…
Sản phẩm: Bàn thờ gỗ sồi
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại đây
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm từ gỗ sồi hay bàn thờ gỗ sồi xem tại đây hoặc trực tiếp tới Tân Minh chính ở các địa điểm:
- Vinhomes Thăng Long, Nam An Khánh Hà Nội
- Xưởng sx 1: KCN làng nghề Canh Nậu, đường 420, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Xưởng sx 2: Làng nghề gồ gỗ mỹ nghệ thôn 3, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
- Xưởng sx 3: Thôn 4, Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội
Hoặc khách hàng có thể gọi điện để trao đổi và tìm hiểu đồng thời đặt hàng online thuận tiên qua số hotline 0913455880